Điểm giống nhau giữa chính phủ Cộng Hòa Nam Kỳ Tự Trị với Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam

Ngược dòng lịch sử

Hội  Nghị Potsdam [1] (17-07 đến 02-08-1945)

Cáchđây hơn 70 năm, tại Potsdam, một thị trấn cách Thành Phố Bá Linh (Đức) 17 dặm vềphía Tây Nam, một cuộc họp thượng đỉnh của phe Đồng Minh gồm ba nước Anh, Mỹ,và Liên Bang Sô Viết đã mở ra suốt hai tuần lễ từ ngày 17 tháng 7 năm 1945 chođến ngày 2 tháng 8 năm 1945. Tuy Trung Hoa Dân Quốc không gởi phái đoàn đếntham dự nhưng Thống Chế Tưởng Giới Thạch, qua radio, đồng ý với quyết định củaba cường quốc nói trên. Mục đích chính của Hội Nghị Potsdam là để thảo luận cácvấn đề cần phải thực hiện sau khi chiến tranh chấm dứt trong đó có những điềukiện được đặt ra cho một nước Đức bị thất trận, phân chia lại lãnh thổ của cácnước Đông Âu                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     

Hội nghịthượng đỉnh Potsdam tại Đức gồm ba phái đoàn Anh, Mỹ và Liên Bang Xô Viết(từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 năm 1945)

Riêngvề Đông Dương, phe Đồng Minh đã đưa đến quyết định là sau khi Nhật đầu hàng,Trung Hoa Dân Quốc sẽ đảm trách việc giải giới quân đội Nhật các khu vực nằm vềphía Bắc của Vĩ Tuyến 16, và quân đội Anh sẽ đảm trách các vùng ở phía Nam củaVĩ Tuyến 16.

Trongbản thông tư tối mật liên quan đến vấn đề Đông Dương có hai điểm đáng chú ý đólà:

·       Một,việc giải giới quân Nhật, không có ghi rõ nước nào sẽ giữ an ninh Đông Dươngsau khi Nhật đầu hàng

·       Hai,Pháp tuy không được mời tham dự Hội nghị Postsdam, nhưng Pháp sẽ vận động vớiAnh và Trung Hoa để trở lại Việt Nam, sau khi quân đội hai nước nầy giải giớiquân đội Nhật ở Đông Dương.

Rõràng, từ Hội nghị Yalta đến Hội nghị Potsdam, phe Đồng Minh đã tự ý chia vùng ảnhhưởng, rồi mặc cả chia chác cho nhau, tạo cơ hội cho thực dân Pháp trở lại ViệtNam.  Việc làm nầy đã vi phạm trầm trọngquyền dân tộc tự quyết của người dân, một quyền mà bản hiến chương Liên Hiệp Quốcluôn luôn đề cao.

Saukhi thương thảo với Anh để trở lại Việt Nam, ngày 30-10-1945, Đô ĐốcD'argenlieu, Cao Ủy Pháp tại Đông Dương, đến Sài Gòn tuyên bố:

"Chúngtôi đến đây, tôi khẳng định, không để chinh phục, thống trị, bóc lột.  Nhưng để tái lập trật tự trong một sứ mệnhchung, dưới danh nghĩa một nước Pháp mới, cương quyết chống lại mọi nền độctài, cải thiện, việc an sinh xã hội, nền tảng kinh tế, lý tưởng dân chủ và nhưthế, một cuộc cải cách hành chánh và chính trị cho những phần tử tiến bộ về trithức cũng như tinh thần trong Liên Hiệp Pháp".

Ổnđịnh xong việc tái chiếm Nam kỳ, Cao Ủy D’argenlieu ký Nghị Định thành lập HộiĐồng Tư Vấn Nam Kỳ [3] (ConseilConsultatif de Cochinchine) vào ngày 4 tháng 2 năm1946 và cử một Ủy Viên CộngHoà Pháp tại Nam kỳ làm Chủ tịch.  Lúcban đầu có 4 hội viên người Pháp, 8 hội viên người Việt, mỗi năm họp ít nhất làhai lần.

HộiĐồng Tư Vấn Nam Kỳ gồm có:

1.          Joseph Béziat (Luật sư)

2.          William Bazé ( Chủ đồn điền)

3.          Clogne (Dược sĩ)

4.          Gressier (Điền Chủ Pháp)

5.          Nguyễn Văn Thinh (Bác Sĩ)

6.          Trần Văn Phát (Y sĩ)

7.          Trần Thiện Vàng (Nghiệp Chủ)

8.          Lê Văn Định (Điền Chủ )

9.          Nguyễn Thành Lập ( Đổng lý Việt NamNgân Hàng)

10.    Nguyễn Tấn Cường (Nghiệp Chủ)

11.    Nguyễn Văn Thạch (Dược Sĩ)

12.    Hồ Văn Trung (Đốc Phủ Sứ) tức nhàvăn Hồ Biểu Chánh

Cácthành viên trong  Hội Đồng Tư Vấn Nam Kỳlà những người giàu có, điền chủ, chủ đồn điền, chủ ngân hàng, quyền lợi của họđều gắn liền quyền lợi của người Pháp lúc bấy giờ. Ngoài ra, người Pháp còn lậpra “Mặt Trận Bình Dân Nam Kỳ” [4] nhằm tuyên truyền cổ động cho HộiĐồng Tư Vấn Nam Kỳ đồng thời haitờ báo “Phục Hưng” và “Tiếng Gọi” đươc sử dụng làm cơ quan ngônluận để lôi kéo dư luận người Việt ủng hộ cho chính phủ Cộng Hòa Nam Kỳ Tự Trị sắp ra đời.

Thành phần nòng cốt của Mặt trận Bình Dân NamKỳ gồm có các ông:

-        NguyễnTấn Cường

-        NguyễnPhong Cảnh

-        NguyễnPhong Tấn

-        LêVăn Trương

Trước khi Chính Phủ Cộng Hòa Nam Kỳ Tự Trị rađời, chính phủ Liên Hiệp của Hồ Chí Minh và Pháp cũng có Hội nghị sơ bộ tại ĐàLạt từ ngày 17 đến ngày 24-04-1946.  Trongcuộc họp nầy, hai bên tranh cãi nhau về nhiều vấn đề trong đó có vấn đề Nam Kỳ.  Cuối cùng, cả hai bên không đạt một quyết địnhthống nhất đành phải chờ một cơ hội kế tiếp.

Chính Phủ Cộng Hoà Nam Kỳ Tự Trị Ra Đời [5]

Ngày1 tháng 6 năm 1946, Chính Phủ Cộng Hoà Nam Kỳ Tự Trị chính thức được thành lậpvà ra mắt quốc dân trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Nội các của chính phủ Cộng HoàNam Kỳ Tự Trị gồm có:

-        ThủTướng kiêm Nội Vụ:  Bác sĩ Nguyễn VănThinh

-        PhóThủ Tướng kiêm Quốc phòng:  Đại Tá NguyễnVăn Xuân

-        TổngTrưởng Tư Pháp:  Trần Văn Tỷ

-        TổngTrưởng Tài Chính:  Nguyễn Thành Lập

-        TổngTrưởng Vận Tải:  Lưu Văn Lang (không nhận)

-        TổngTrưởng Canh Nông Thương Mại và Kỷ Nghệ: Ung Bảo Toàn

-        TổngTrưởng Giáo Dục:  Nguyễn Thanh Giung

-        TổngTrưởng Y Tế Lao Động và Xã Hội:  Khương HữuLong

-        TổngTrưởng An Ninh toàn quốc:  Nguyễn Văn Tâm

-        ThứTrưởng An Ninh Sài Gòn - Chợ Lớn:  NguyễnTấn Cường

-        ThứTrưởng Vận Tải:  Đỗ Văn Trà

Ngoàicác thành phần trong nội các, 4 người Pháp và 8 người Việt cũng được bổ nhiệmvào Ban Cố Vấn của chính phủ.  Quốc kỳ gồmnền vàng giữa có 3 sọc xanh, hai sọc trắng, chính thức bay phất phới khắp SàiGòn - Chợ Lớn. Riêng về Quốc Thiều, theo sáng kiến của Hồ Văn Trung, 8 câu thơ đầutrong Chinh Phụ ngâm  được dùng làm quốcthiều cho Chính Phủ Cộng Hoà Nam Kỳ Tự Trị.

Thưở trời đất nổi cơn gió bụi,

Khách má hồng nhiều nỗitruân chuyên

Xanh kia thăm thẳm từng trên

Vì ai gây dựng cho nên nỗi nầy.

Trống trường thành lung laybóng nguyệt

Khói Cam Tuyền mờ mịt thứcmây

Chín từng gươm báu trao tay

Nửađêm truyền Hịch định ngày xuất chinh.

ChínhPhủ Cộng Hòa Nam Kỳ Tự Trị được nặn ra với mục đích tiếp tục chính sách "Chia để trị" của thực dân Pháp.  Chính sách “Chia để trị” bắt đầu từ năm 1861 khi quân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ LụcTỉnh. Sau khi Hoà Ước Qúi Mùi 1883 được ký kết, Việt Nam thật sự bị phân chialàm 3 miền với chế độ chính trị khác nhau:

*       BắcKỳ gọi là Tonkin, từ Thanh Hóa trở ra, gọi là đất Bảo hộ, đứng đầu  có một Thống Sứ cai trị. Đầu năm 1946, Phápmuốn áp đặt chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà cho vùng nầy.

*       TrungKỳ gọi là An Nam, từ Thanh Hoá vào tới Bình Thuận. Trên nguyên tắc là lãnh thổdo triều đình nhà Nguyễn cai trị, nhưng thực tế, Pháp giành hết mọi quyền đối nộilẫn đối ngoại.  Đứng đầu là Khâm Sứ, miềnnầy Pháp chưa có một ý định rõ rệt.

*       NamKỳ gọi là Cochinchine, từ Bình Thuận tới Cà Mau là đất thuộc địa, đứng đầu làThống Đốc, cai trị trực tiếp như lãnh thổ hải ngoại của Pháp.

Dướisự độ hộ của Thực Dân Pháp, người dân miền nầy muốn qua miền kia phải có giấythông hành.  Lên cao nguyên Trung phần càngbị hạn chế gắt gao hơn.

NgoàiNam Kỳ Tự Trị, thực dân Pháp còn cho phép một số sắc tộc thiểu số ở Miền Bắc đượcphép tự trị.  Những vùng mà được Pháp chotự trị gồm:

-        Mong Cái được gọi là xứ Nùng tự trị

-        Vùng Sơn La, Lai Châu gọi là xứThái tự trị

Tấtcả những vùng tự trị nầy đều có hiệu kỳ riêng biệt và việc ban thưởng đặc quyềntự trị nầy đã làm cho quyền lực của chính quyền trung ương bị suy yếu rất nhiều.

Những nguyên nhân dẫn đến việcthành lập Chính Phủ Cộng Hoà Nam Kỳ Tự Trị

Saukhi cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim vào mùa Thu năm 1945, Hồ ChíMinh, phát động chiến dịch trường kỳ kháng chiến, mở màn cho những cuộc khủng bốdân lành tàn khốc chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Sau khi đảng cộng sản đượcthành lập và hoạt động, những cuộc khủng bố, trả thù man rợ và hèn hạ nhất bắtđầu xảy ra từng ngày trên khắp mọi nơi nhất là những vùng quê xa thành phố vànhững vùng xôi đậu. Bất cứ người nào bị cộng sản nghi ngờ là làm gián điệp choPháp, dù là vô tội, cũng bị bắt ra khỏi nhà lúc nửa đêm rồi bị sát hại một cáchdã man. Những hình ảnh giết người tàn bạo của cộng sản như “mổ bụng rồi dồn trấu”vào người nạn nhân đến nay người dân Miền Nam, nếu còn sống, vẫn còn ghi lại rõràng trong ký ức của họ.  Sách lược đối vớiđồng bào ruột thịt của mình trong quá trình làm tay sai cho Nga, Tàu của Hồ ChíMinh là “Thà giết oan mười người còn hơnđể một kẻ có tội trốn thoát” hoặc “Thàgiết lầm người chớ không thả lầm

Cộngsản không chỉ ra tay hạ sát những người mà chúng nghi ngờ theo Tây, chúng cònthẳng tay sát hại những nhà trí thức yêu nước nhưng không cùng chung một đườnglối chính trị của chúng trong đó có: Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Luật sư DươngVăn Giáo, Luật sư Huỳnh Văn Phương, nhà báo Diệp văn Kỳ, Bùi Quang Chiêu, HồVăn Ngà, Nguyễn Văn Sâm, Luật sư Huỳnh Thái Thông vợ chồng Bác sĩ Hồ Vĩnh Ký -Nguyễn Thị Sương, Trần Văn Thạch, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ...

Bảnchất tàn ác cộng sản đã làm cho người dân Miền Nam căm thù và không muốn hưởng ứngphong trào Việt Minh (Việt Nam Độc Lập Đồng Minh) do Hồ Chí Minh dựng ra, dù họyêu nước nồng nàn, luôn luôn mong muốn một nước Việt Nam độc lập và thống nhất.Trước kia, vì không muốn hợp tác với Pháp, nhiều gia đình bỏ thành phố, trở vềquê sinh sống, sau khi biết rõ bản chất của cộng sản, họ lại khăn gói trở vềthành để sống dưới sự cai trị của Pháp. Tuy Pháp có tàn ác nhưng không tàn ác và giết người không gớm tay như cộngsản. Do đó, khi Thực Dân Pháp đưa ra chính sách Nam Kỳ Tự Trị, thì đối với cácnhà trí có tinh thần quốc gia dân tộc, thì đây là một một cơ hội, một bước đầutiên dẫn tới việc độc lập và thống nhất ba miền đất nước sau này. Trong giai đoạnnày, theo Bác Sĩ Nguyễn Văn Thinh thì “người Quốc gia đang lưỡng đầu thọ địch”cả Pháp lẫn Việt Minh [6] và đốivới những người theo khuynh hướng quốc gia dân tộc thì đây là cơ hộitrong buổi buổi giao thời chính trị hay là buổi hoang hôn của sự thống trị củangười Pháp tại Việt Nam.

Thực Dân Pháp không có thiệnchí trong chính sách Nam Kỳ Tự Trị

Saukhi Cộng Hoà Nam Kỳ Tự Trị thành lập được hai ngày, Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh choxúc tiến thành lập một quân đội riêng có tên là “Vệ Binh Cộng Hoà Nam Kỳ”. Đây là lực lượng quân sự đầu tiên của người Việt ở Nam Kỳ từ khi Pháp đánhchiếm trọn 6 tỉnh Miền Nam.  Vệ Binh Cộng Hoà Nam Kỳ” là lực lượng Vệbinh nòng cốt nhằm đối đầu với quân Việt Minh Cộng sản [8].

Trớtrêu thay, tuy có tiếng là một chính phủ hợp pháp, chính phủ Cộng Hoà Nam Kỳ TựTrị lại không có một cơ sở và văn phòng để làm việc và lo việc nước theo đúngnghĩa và quyền hạn của một chính phủ thật sự, Bác Sĩ Nguyễn Văn Thinh phải làmviệc ở nhà riêng của ông ở đường Verdun, Sài Gòn (Lê Văn Duyệt sau nầy). Pháp chỉ cấp cho ông một chiếc xe hơimang biển số C.Z.00 để đi lại [7]. Rõ ràng, Pháp không có thiện chí để tạo choMiền Nam một vùng tự trị thật sự. Chúng dùng Nam Kỳ Tự Trị làm bình phong để tạosự ủng hộ của người Việt chống lại Việt Minh và để kéo thời gian đô hộ ViệtNam. Trong suốt thời gian tại chức, nhiều lần Thủ Tướng Nguyễn Văn Thinhđòi hỏi Pháp trao trả quyền hành cho người Việt như đã hứa hẹn, nhưng khôngthành công

Cái chết của Bác Sĩ Nguyễn Văn Thinh

Sauhơn 5 tháng điều hành quốc gia trong vai trò là Thủ Tướng của chính phủ CộngHoà Nam Kỳ Tự Trị, Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm việc bất kể ngày đêm, hy vọng rồicó một ngày đồng bào được tự do và miền Nam có một nền độc lập thật sự, đúng vớilời hứa hẹn mà người Pháp đã tuyên bố trao quyền lại cho chính phủ do ông lãnhđạo. Niềm tin mãnh liệt cộng với lòng yêu nước vô biên của bác sĩ Nguyễn VănThinh đã bị người Pháp lợi dụng qua những mưu toan chính trị. Biết mình bị lừa,sau năm tháng tại chức, ngày 10 tháng 11 năm 1946, vào ban đêm Bác Sĩ NguyễnVăn Thinh dùng dây điện thắt cổ tại nhà riêng của ông, đây cũng là văn phòngchính phủ Cộng Hoà Nam Kỳ Tự Trị.

Sựbất tín và mưu mô của người Pháp, khiến ông cảm thấy hổ thẹn mà tìm đến cái chết.

“Sĩ khảsát, bất khả nhục”

(Kẻ Sĩ có thể chết, chớkhông chịu nhục)

Hànhđộng tự sát của ông đã nói lên vai trò của kẻ sĩ đối với đất nước, một là tạ tộivới đồng bào khi nhiệm vụ không hoàn thành; hai là cảnh tỉnh những người đang hợptác với thực dân Pháp.  Được tin Bác SĩThinh treo cổ tự tử, Hồ Chí Minh giả vờ tuyên bố:

Bác sĩ Thinh vì quá cả tin mới nên nông nỗi nầy   [9]

Đám tang Bác Sĩ Nguyễn Văn Thinh được cử hànhlặng lẽ, nhưng rất trang nghiêm và được chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Trênphần mộ của ông được ghi bằng tiếng Pháp: “Docteur Nguyễn Văn Thinh Président Du Gouvernement De La Cochinchine”

Cái chết của Bác Sĩ Nguyễn Văn Thinh quá bấtngờ gây hoang mang cho đồng bào ở miền Nam, riêng giới trí thức thì tỏ ra e dèhơn khi hợp tác với người Pháp.

Gần một tháng sau ngày chết của Bác Sĩ Thinh,người Pháp mới tìm được người thay thế. Đó là  Bác Sĩ Nhãn Khoa Lê Văn Hoạch,ông gốc đạo Cao Đài, có văn phòng ở Cần Thơ để khám bệnh. Ngày 9 tháng 12 năm 1946,Thủ Tướng Lê Văn Hoạch cùng Nội Các của ông đã trình diện trước quốc dân tạiSài Gòn

Trong khi đó, tại Miền Bắc, với sự hỗ trợ củaLiên Xô và Cộng Sản Tàu, Hồ Chí Minh phát động phong trào trường kỳ kháng chiến.Để đối đầu lực lượng càng ngày càng mạnh của cộng sản, Pháp bắt đầu mở các khóahuấn luyện quân sự cho cấp chỉ huy người Việt để phục vụ cho chiến tranh chốngcộng. Ngày 15 tháng 7 năm 1947, khóa huấn luyện “Liên Quân Viễn Đông” tại Đà Lạtkhai giảng, mở màn cho các khóa huấn luyện sĩ quan và binh sĩ cho những năm saunầy.

Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam

Sau khi Pháp đầu hàng ở Điện Biên Phủ, dẫn đếnviệc Hiệp Định Genève được ký kết vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, chia đôi đất nước,lấy Vĩ Tuyến 17 làm ranh giới. Không bỏ tham vọng nhuộm đỏ Việt Nam, Hồ ChíMinh lợi dụng những sự bất ổn định chính trị lúc bấy giờ đưa người vào Nam,khơi dậy tinh thần dân tộc nhằm đánh đổ nền Cộng Hòa còn non trẻ của Miền NamViệt Nam.

Để danh chánh ngôn thuận, Cộng Sản Bắc Việtcho thành lập cái gọi là “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” vào ngày 20tháng 12 năm 1960 tại xã Tân Lập- Huyện châu Thành tỉnh Tây Ninh và dùng “MặtTrận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” là tấm bình phong để thực hiện tham vọng nhuộmđỏ Đông Nam Á theo lệnh của Mao Trạch Đông. Thật ra, nơi mà Mặt Trận Dân Tộc GiảiPhóng Miền Nam ra mắt không nằm trong lãnh thổ Việt Nam như những tuyên bố mà ởtại đồn điền cao su gần Snoul, nằm sâu trong lãnh thổ Campuchia, gần Quốc Lộ13, trên đường từ Bình Long đến Thị Trấn Kratie [10].

Tương tự như Thực Dân Pháp lập ra chính phủ CộngHoà Nam Kỳ Tự Trị để thực hiện mưu đồ chính trị của mình, thì Cộng Sản Bắc Việtcũng lập ra một chính phủ “hữu danh vô thực” Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng MiềnNam (MTDTGPMN) để tuyên truyền, khủng bố, phá hoại và gây xáo trộn rồi dùng nóđể đánh đổ nền Cộng Hòa non trẻ của Miền Nam. Mặt TrậnDân Tộc Giải Phóng Miền Nam trên danh nghĩa là do người dân Miền Nam lập ra để đứnglên làm một cuộc cách mạng giải phóng miền Nam thoát khỏi ách nô lệ của ngoạibang, nhưng thật ra, mọi việc đều do Cộng Sản Bắc Việt xếp đặt, tổ chức từthành phần nhân sự, chính trị, chiến lược quân sự... và người chỉ huy trực tiếplà Đại Tướng Cộng Sản Nguyễn Chí Thanh [11]. Qua guồng máy tuyên truyền xảo quyệt của Cộng Sản Bắc Việt, MDTGPMNlà tổ chức để tranh đấu cho người dân Miền Nam để đánh đổ “Ngụy quyền Sài Gòn và Đế Quốc Mỹ”, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, luônluôn tôn trọng Hiệp Định Genève 1954

Thành phần nhân sự của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam

MặtTrận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam đã thu hút sự cộng tác của nhiều trí thức miềnNam như:  Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ, Kiến TrúcSư Huỳnh Tấn Phát, Bác Sĩ Phùng Văn Cung, Giáo Sư Nguyễn Văn Hiếu, Bác Sĩ DươngHuỳnh Hoa, Luật Sư Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Thị Bình, Trương Như Tảng...

Sau khi được dựng ra, ban lãnh đạo của Mặt TrậnDân Tộc Giải Phóng Miền Nam gồm có:

·       ChủTịch: Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ

·       PhóChủ Tịch: Bác Sĩ Phùng Văn Cung

·       PhóChủ Tịch: Võ Chí Công

·       PhóChủ Tịch: Kiến Trúc Sư Huỳnh Tấn Phát,

Ngoàira, Ybih Aleo, Đại Đức Sơn Vọng và Nguyễn Văn Hiếu được bầu làm Tổng Thư Ký MặtTrận.

Quốckỳ của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, gồm có hai màu chia đều nhau, màuxanh và màu đỏ, chính giữa đính một ngôi sao vàng năm cánh.

Saukhi cái gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam được thành lập, Cộng Sản BắcViệt từng bước xây dựng chiến khu, mở đường để tải quân, lương thực và vũ khívào Nam. Cộng Sản Bắc Việt mở đường mòn Hồ Chí Minh trên lãnh thổ Lào vàCampuchia dọc theo biên giới Lào -Việt, và Campuchia – Việt Nam. Hàng đêm, trênđường mòn Hồ Chí Minh, súng ống, vũ khí hạng nặng, như xe tăng, đại pháo, sungphòng không nhập từ Trung Cộng, Liên Xô được chuyển xuống Miền Nam để khủng bốvà giết hại đồng bào ruột thịt. Song song với với việc vận chuyển chiến cụ trênđường mòn HCM, Bắc Việt còn mở thêm con đường biển nữa dùng cảng Shihanoukvillecủa   Kampuchia để chuyên chở vũ khí vàoMiền Nam bằng đường biển.

Sự ra đời của Chính Phủ CáchMạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam và các tổ chức thân cộng tại Miền Nam

Ngày30 và Mồng Một Tết Nguyên Đán năm Mậu Thân 1968, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng MiềnNam với sự hậu thuẫn của Cộng Sản Bắc Việt, đã phát động một “Tổng Nổi dậy Tổng Công Kích” – mở một cuộcchiến toàn diện vào Miền Nam từ Bến Hải xuống tận An Xuyên (Cà Mau) xé bỏ cam kếthưu chiến để dân cả hai miền được ăn Tết cổ truyền. Tuy bị đánh bất ngờ, nhưngchính phủ Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Đồng Minh Mỹ-Việt đã nhanh chóng bẽ gãyâm mưu xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt. Quân Cộng Sản đã thất bại hoàn toàntrong trận chiến Mậu Thân, dù chiếm được Cố Đô Huế 26 ngày (Phân nửa Thành PhốHuế rơi vào tay quân Cộng sản). Sau khi quân Cộng sản rút đi, hơn phân nửa quânchính quy Bắc Việt bỏ xác tại miền Nam, riêng quân đội của MTDTGPMN gần như hoàntoàn bị tiêu diệt.

Tuycả quân đội chính quy cộng sản Bắc Việt cũng như quân đội của MTDTGPMN bị thấtbại nặng nề trong cuộc Tổng Nổi Dậy, TổngCông Kích, nhưng về mặt chính trị, nó in một dấu ấn quan trọng trong tâm thứccủa người dân Mỹ. Để cứu vãn tình thế và gầy dựng lại những thiệt hại to lớn tạiMiền Nam trong cuộc tấn công và các tỉnh thành Miền Năm năm 1968; lợi dụngphong trào phản chiến chống chiến tranh Việt Nam đang dâng cao và lan tràn khắpnước Mỹ cũng như nhiều thành phố ở Âu Châu và Úc Châu đồng thời có thêm tiếngnói tại Hội Nghị Paris, Hà Nội cho ra đời cái gọi là “Chính Phủ Cách Mạng LâmThời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” vào ngày 8 tháng 6 năm 1969 do Kiến Trúc Sư Huỳnh Tấn Phátlàm Chủ Tịch, và Hội Đồng Cố vấn Chính Phủ do Luật Sư Nguyễn Hữu Thọlàm Chủ Tịch. Mặc dù Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam(CPCMLTCHMNVN), không đại diện cho dân Miền Nam nhưng với sự hậu thuẫn chính trịcủa Hà Nội cũng như môi trường chính trị tại Hoa Kỳ lúc bấy giờ, Mỹ và Việt NamCộng Hòa buộc phải chấp nhận CPCMLTCHMNVN là một thành viên trong Hội NghiParis

Ngoài“Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” và “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời CộngHoà Miền Nam Việt Nam”, Cộng Sản Bắc Việt, qua những tên cộng sản nằm vùng, lợidụng sự tự do, dân chủ của Việt Nam Cộng Hoà, còn nhào nặn ra hàng chục tổ chứcchống đối với mục đích lật đổ chính quyền hợp hiến của miền Nam. Những tổ chứctiêu biểu hoạt động chống chính quyền bao gồm:

-        Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc Dânchủ và Hoà Bình thành lập ở Huế trong dịp tết Mậu Thân 1968 do Giáo Sư Lê Văn Hảolàm chủ tịch.

-        Ủy Ban Trung Ương Liên Minh các DânTộc Dân Chủ và Hoà Bình Việt Nam do Luật sư Trịnh Đình Thảo làm Chủ tịch thànhlập tại Sài Gòn

-        Luật sư Trần Ngọc Liễng thành lập mộtđảng chính trị lấy tên Phong Trào Quốc Gia Tiến Bộ, với Tổng Thư ký Phong Tràolà Phan Văn Mỹ lãnh chỉ thị trực tiếp cuả các tên cộng sản nằm vùng tại Sài Gòn

-        Bà Ngô Bá Thành lập ra Phong TràoPhụ Nữ Đòi Quyền Sống do bà làm Chủ Tịch

-        Phong Trào Nhân Dân Chống ThamNhũng ra mắt ngày 18 tháng 6 tại Sài Gòn do Linh Mục Trần Hữu Thanh cầm đầu.

-        Ngày Ký Giả Ăn Mày do những tên Cộngsản nằm vùng xách động như Tô Nguyệt Đình, Nguyễn Kiên Giang, Vũ Hạnh...

Tronglúc ở ngoài tiền tuyến các chiến sĩ của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà ngày đêm chiếnđấu gian khổ để bảo vệ từng tấc đất, quyết không để lọt vào quân Cộng sản xâmlược, thì nơi hậu phương, những tên trí thức thân cộng tìm đủ mọi cách để phá rốichính quyền đã cưu mang gia đình họ, giáo dục họ để trở thành những người có địavị và nghề nghiệp tốt trong xã hội

Các điểm tương đồng giữachính phủ Cộng Hoà Nam Kỳ Tự Trị và chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà MiềnNam Việt Nam

Điểmtương đồng giữa chính phủ Cộng Hoà Nam Kỳ Tự Trị và Mặt Trận Dân Tộc Giải PhóngMiền Nam hay chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam đều là xuấtthân ở Miền Nam, thuộc hàng trí thức và có địa vị trong xã hội. Điểm tương đồngthứ hai là cả hai chính phủ đều là công cụ chính trị có tính toán của Pháp haycủa Hà Nội.

KhiBác Sĩ Nguyễn Văn Thinh, Thủ Tướng của chính phủ Cộng Hoà Nam Kỳ Tự Trị, sau 5tháng chấp chính, biết mình bị lường gạt, ông chọn cái chết để tạ tội cùng QuốcDân khi sứ mạng chưa hoàn thành, còn Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam vàChính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam hành xử như thế nào khibiết Đảng Cộng Sản lợi dụng suốt 15 năm trời?

Sauchiến tranh, vai trò của CPCMLTCHMNVNkhông còn quan trọng, như trái chanh đã bị vắt hết nước, những thành phần trongchính phủ CPCMLTCHMNVN bị gạt ra khỏi chính trường, không còn tiếng nói trongviệc xây dựng một Miền Nam thời hậu chiến. Chỉ có Bác Sĩ Dương Quỳnh Hoa,sau khi biết mình bị Hà Nội lừa, nói với Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch MặtTrận Dân Tộc Giải Phóng miền Nam, vào năm 1978 rằng:

-     Anh và tôi đóng vai trò bù nhìn và chỉ là mónđồ trang sức rẻ tiền cho chế độ.  Chúngta không thể phục vụ cho một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ.  Vì vậy, tôi thông báo cho anh biết là tôi sẽtrả lại thẻ Đảng và không nhận bất cứ nhiệm vụ nào trong chính phủ cả.   [12]

Cuộcchiến đã tàn gần 41 năm, dù Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam không còn nữa,  nhưng nó đã để lại vết nhơ trong lịch sửtrong việc trực tiếp tiếp tay với cộng sản Bắc Việt, giết hại, khủng bố đồngbào ruột thịt của mình trong suốt 15 năm

Thay lời kết

Xinmượn một bài viết của Cụ Trần Văn Ân, thay cho lời kết nói về Bác sĩ Nguyễn VănThinh   [13]

“Tôi có quen biết với bác sĩThinh từ năm 1929, vì Thinh là bạn Dương Văn Giáo Luật sư.  Mà tôi là người bạn nhỏ tuổi của Dương VănGiáo.  Tôi cho lời ông Lang là đúng sự thật,quả tình ông Thinh là người ngay thật, chánh trực và hảo tâm.

Chúng tôi chống chính sáchphân ly không tiếp xúc với Bác Sĩ Thinh khi ông lập Chính phủ Nam Kỳ Tự Trị.  Nhưng ông Thinh vốn có đức độ khiêm tốn.  Ông khác lập trường với chúng tôi nhưng vẫnlà người ái quốc.  Ông tự tử khi nhận ramình bị gạt, khi thấy Pháp chỉ có dã tâm...

Hôm nay ngồi viết về cái chếtcủa Bác sĩ Thinh, lúc người tôi đã 84 tuổi Việt, đã hành thiền trên 20 năm qua,tôi thấy phải lấy lại công tâm mà xét về cử chỉ cuả Bác sĩ Thinh.  Năm 1946 tôi coi thường và cho rằng ông chếtlà phải, bởi đi ngược nguyện vọng nhân dân. Nay xét lại thấy Bác sĩ Thinh cũng như Nguyễn Văn Sâm, như các bạn Thâu,Thạch, Hùm, Chánh, Phương, Đường (Lâm Ngọc) kẻ trước người sau đều là nạn nhâncủa đế quốc, đế quốc trắng và đế quốc đỏ.”

Vương Kim Hùng

Sydney 12 -02 - 2016.

 

Chúthích

1.   Hộinghị Potsdam:  Trần Gia Phụng"Việt Sử Đại Cương Quyển 5 trang 43. Nhà xuất bản Non Nước 2009.

2.   Trần Gia Phụng - Sách đã dẫn trang 130.

3.   Ngày04 -02 -1946  D'argenlieu thiết lập một HộiĐồng Tư Vấn Nam Kỳ, do Ủy Viên Cộng Hòa Pháp chủ tọa, với 4 Hội viên Pháp và 8Hội viên Việt. Đoàn Thêm: 1945 - 1964 Việc từng ngày, hai mươi năm qua.

4.   HứaHoành - Nam kỳ Lục Tỉnh Quyển 3- Trang 80 - 81 Nhà Xuất bản Văn Hoá - Hoa Kỳ 1955-

5.   ĐoànThêm:  1945 - 1964 việc từng ngày - Haimươi năm qua:

a.    Ngày01 -06 -1946 (2 tháng 5 Bính Tuất), Chính phủ cuả nước Cộng Hoà Nam Kỳ ra trìnhdiện trước Nhà thờ Đức Bà , Sài Gòn.

b.   Nướcnầy là một Quốc gis Tự Do được Pháp thừa nhận, có chính phủ riêng.  Song mỗi vụ bổ nhiệm công chức cao cấp phảiđược thỏa hiệp của Ủy Viên Cộng Hoà Pháp. Thành phần Hội Đồng Tư Vấn Nam Kỳ mởrộng, gồm 42 Hội viên, trong đó có 14 người Pháp.

6.   HứaHoành - Nam kỳ Lục Tỉnh - Quyển 3 - Trang 87-88.  Nhà xuất bản Văn Hoá - Hoa Kỳ 1995.

7.   NguyễnLong Thành Nam - Phật Giáo Hoà Hảo - Trong Dòng Lịch sử Dân Tộc - Trang 378 -Nhà xuất bản Đuốc Từ Bi - Hoa Kỳ 1991.

8.   HứaHoành - Nam kỳ Lục Tỉnh Quyển 3.  Trang93 -  Nhà xuất bản Văn Hoá - Hoa Kỳ 1995.

9.   HứaHoành - Sách đã dẫn Trang 94.

10.          VươngKim Hùng - Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà - Trang 287 - Xuất bản tại Australia2012.

11.          KimNhật - Về R - Nhà Xuất bản "Sống" - Sài Gòn 1967. Trang 16 ghi:

Nguyễn Chí Thanh từ Hà Nội cải trang vào NamVang và cho người về liên lạc với Thường Vụ Trung Ương Cục Miền Nam đóng ở giữarừng sâu Chiến Khu D thuộc tỉnh Phước Thành. Nguyễn Chí Thanh sau khi nghe báo cáo tình hình, trao quyết nghị cuảTrung Ương chỉ thị cho Trung Ương Cục Miền Nam phải gấp rút chuẩn bị cho công bốmột tổ chức, tên được chọn sẵn là:

"MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀNNAM"

Có như thế, danh có chính ngôn mới thuận

Có như thế, nó mới có "Chính Nghiã"đặc hiệu của nhân dân Miền Nam không dính dáng gì đến Miền Bắc, đến Hà Nội.

Và tổ chức làm thế nào trong đó có đủ mọithành phần tham dự như:  Trí thức, nhânsĩ, nông dân, công nhân, nghệ sĩ, tôn giáo, đảng phái, dân tộc thiểu số....

Trang 95 cũng ghi lại:

Trung Ương Cục miền Nam được lệnh của BộChính Trị Trung Ương Đảng ở Hà Nội cho thành lập "Mặt Trận Dân Tộc GiảiPhóng miền Nam một cách gấp rút để "Chính nghiã hoá" cuộc chiến tranhnầy.

Có thế Hà Nội mới không bị đặt vào một tìnhtrạng nguy hiểm về chính trị và có như thế mới ngăn chận được sự can thiệp tứckhắc, ồ ạt như vũ bão của các nước có chân trong tổ chức Liên Phòng Đông Nam Á(SEATO) nhứt là lực lượng Mỹ.  Nếu các nướctrên nhảy vào ồ ạt nhanh chóng, như thế thì còn gì là "Cách Mạng MiềnNam".  Nó sẽ chết ngay từ buổi ban đầu.

12.          VươngKim Hùng "Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà" Trang 311 - Xuất bản tạiAustralia 2012.

13.          NguyễnLong Thành Nam "Phật Giáo Hoà Hảo - Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc" Trang378 - Nhà Xuất bản Đuốc Từ Bi - Hoa Kỳ 1991.